Vệ sinh nhà cửa là công việc bạn cần làm hằng ngày, hàng tháng, hàng năm để giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ và bảo vệ sức khoẻ cho mọi người trong gia đình mình. Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp sẽ giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải mái, giữ được sức khỏe tốt, đồng thời làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở. Giúp đảm bảo vệ sinh nhà ở, mỗi lần dọn dẹp sẽ tốn ít thời gian, công sức hơn và giúp mỗi lần tìm đồ đạc sẽ dễ dàng hơn.

Ngăn chặn được các bệnh nguy hiểm như: giúp gia đình bạn có thể phòng tránh các bệnh truyền nhiễm từ côn trùng như: dịch sốt xuất huyết, zika, viêm não Nhật Bản và các bệnh lý khác như: còi xương, suy dinh dưỡng, thấp khớp, giun sán, lao phổi, hen suyễn… Giúp cho ruồi, muỗi, gián… không có chỗ sinh sôi nảy nở.

Thông thường, mọi người thường làm sạch ngôi nhà của mình mỗi tuần một lần. Vậy nên, lịch dọn dẹp nên chuẩn bị 1 cách khoa học, và với thói quen sau đây sẽ cực kỳ hữu ích các bà nội trợ, giúp nhà cửa luôn gọn gàng, sạch đẹp mà vẫn tiết kiệm thời gian.

Vệ sinh nhà hàng ngày

  • Là một việc làm cần thiết, mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái mỗi khi đi làm về và làm giảm khả năng gây bệnh cho mọi người trong gia đình.
  • Vệ sinh thường xuyên đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín để phòng chống bệnh giun toxocara.
  • Thường xuyên lau chùi các vật dụng, đồ dùng trong nhà, gầm giường, gầm tủ tránh chuột bọ, ruồi, gián và các loại côn trùng sinh sôi đẻ trứng
  • Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ làm bếp, xoong chậu, lau các vết dầu mỡ trong bếp, lau chùi phòng tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ.
  • Nhà tắm: lau chùi sàn gạch nhà tắm thường xuyên sẽ giúp làm chậm quá trình ố vàng cửa sàn. Vệ sinh nhà tắm giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
  • Dụng cụ nhà bếp: đây là những vật dụng bạn bắt buộc phải vệ sinh hàng ngày. Bạn không nên ngâm nồi niêu, bát đũa trong nước qua đêm vì nước là môi trường dễ dàng sinh sôi, phát triển các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể.
  • Bàn ăn và bàn bếp: công việc dọn dẹp hai khu vực này vô cùng đơn giản. Chỉ cần một chiếc khăn ẩm, là bạn có thể loại bỏ những vết bẩn do dầu mỡ còn sót lại.
  • Quần áo: Giặt quần áo hàng ngày sẽ giúp bạn loại bỏ nấm mốc, khiến quần áo luôn thơm tho, sạch sẽ.

Dọn dẹp nhà cửa hàng tuần

  • Vỏ chăn, ga, gối: làn da của mỗi người sẽ thải ra tế bào chết mỗi phút, vì vậy việc vệ sinh chăn ga gối thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trong phòng ngủ.
  • Lau sàn: sàn nhà là khu vực chúng ta tiếp xúc nhiều nhất trong những hoạt động hàng ngày. Sàn nhà sạch sẽ giúp gia chủ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Bạn nên thực hiện lau sàn 3 lần/tuần bằng nước tẩy rửa.Nội thất trong nhà: hãy sử dụng những khăn mềm để lau sạch những bụi bẩn bám trên đồ nội thất trong nhà hàng tuần.
  • Vòi rửa tay nhà bếp, nhà tắm: đây là hai đồ dùng bạn sử dụng thường xuyên trong nhà nhất. Do đó, mà việc vệ sinh nhà tắm hay nhà bếp cần được thực hiện hàng tuần để loại bỏ vi khuẩn.
  • Giữ phòng vệ sinh thông thoáng: Để ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn, bạn nên thường xuyên cọ rửa nhà vệ sinh, đặc biệt là bồn cầu, nắp cống thoát nước, cần gạt… Ngoài ra, nên bật quạt hút mùi nhiều lần trong ngày và mở cửa sổ phòng vệ sinh khi không sử dụng.

Xem thêm:

Vệ sinh nhà cửa hàng năm

  • Thảm trải sàn nhà: Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng, thì thảm nên được làm sạch 6 tháng/lần với sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng.
  • Rèm cửa sổ: Trong trường hợp sử dụng bàn chải to để vệ sinh, hãy áp dụng kỹ thuật chải theo chiều từ trên xuống cho cả hai mặt của rèm cửa. Còn nếu muốn giặt, bạn nên chia ra đâu là loại rèm có thể giặt máy hay giặt tay và đâu là loại rèm có thể giặt ướt hay cần được giặt khô, trước khi làm sạch.

Trồng các loại cây xanh xung quanh nhà:

  • Cây xanh chống hiệu ứng nhà kính, cây hấp thụ CO2, loại bỏ và dự trữ carbon trong khi giải phóng oxy trở lại vào không khí.
  • Cây hấp thụ mùi hôi và các loại khí gây ô nhiễm (các oxit nitơ, amoniac, sulfur dioxide và ozone) và các hạt lọc ra khỏi không khí.
  • Trồng cây giúp mùa hè có thể cắt giảm chi phí lắp máy điều hòa không khí, chúng ta sẽ tiết kiệm sự dụng năng lượng lên đến 50%
  • Cây xanh tiết kiệm nước, nó làm chậm sự bay hơi nước từ vị trí bên dưới xung quanh tán.
  • Cây xanh giúp ngăn cản các chất gây ô nhiểm từ nước mưa, chống xói mòn đất.
  • Cây xanh bảo vệ trẻ em khỏi các tia cực tím, làm giảm sự phơi nhiễm UV-B khoảng 50%.
  • Cây thường xuân: có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị điện tử tạo ra có thể gây đau đầu và buồn nôn.
  • Cây chà là cần khoảng không gian rộng, có thể chịu được ánh sáng ít và giúp loại bỏ xylên và nhiều chất gây ô nhiễm khác
  • Cây tre: tạo cảm giác trong lành, yên bình cho bất cứ môi trường nào và có thể loại bỏ được các chất như formaldehyde, benzene, trichloroethylene
  • Cây dây nhện oại cây dễ trồng trong điều kiện ít ánh sáng, có khả năng hấp thu hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Nó có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.
  • Cây lưỡi hổ: tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
  • Cây si cảnh: Khi trồng trong nhà, si có tác dụng thanh lọc các độc tố trong không khí.